Mới đây, tại phần 3 chương trình The Jimmy Show, danh ca Khánh Ly đã xúc động kể lại những khó khăn của mình trong những ngày đầu đặt chân tới hải ngoại.
Tôi phải đi chùi văn phòng, dọn dẹp toilet cho trường mẫu giáo
Sau năm 1975, tôi bắt đầu sang Mỹ. Thời gian đầu sang Mỹ, tôi ở trong một khu cho người Việt, khoảng mấy chục ngàn người tại Florida.
Tại đây, mọi người muốn gặp nhau cũng khó. Thời điểm đó, chẳng ai có tâm trí đâu để gặp người nọ người kia.
Tuy nhiên, vào một ngày nọ, những người quản lý khu đó muốn tổ chức một đêm nhạc cho mọi người. Họ dự trù trong một hội trường thôi nhưng khán giả đến đông quá, sập cả cửa nên phải chuyển ra một sân vận động.
Tôi đứng hát ngoài sân vận động, còn khán giả ngồi la liệt phía dưới. Khung cảnh y như hồi tôi hát ở Quán Văn ngày xưa. Đó là đêm hát đầu tiên của tôi tại hải ngoại.
Suốt một tháng như vậy, đêm nào tôi cũng hát, hát suốt vài tiếng đồng hồ. Mọi người ngồi đất, rồi cành cây làm ghế ngồi.
Từ Florida Mỹ, tôi cùng nhạc sĩ Phạm Duy đi khắp các khu người Việt để hát và nhận được 3000 đô la một tháng. Đó cũng là món tiền đầu tiên tôi kiếm được ở hải ngoại.
Số tiền đó với tôi nhiều vô cùng vì tôi sang Mỹ với hai bàn tay trắng, không có một xu dính túi. Trước đó, tôi còn phải đi chùi văn phòng, dọn dẹp toilet cho trường mẫu giáo.
Lúc đó, ai kêu tôi đi làm gì tôi làm đó. Tôi phải quên mình đi vì mình chẳng là gì ở Mỹ hết. Tôi chỉ muốn phải làm sao kiếm được việc làm để không phải ăn nhờ ở đậu ai hết và lo được cho con mình.
Tuy nhiên tôi chỉ đi hát với gia đình nhạc sĩ Phạm Duy chừng một tháng rồi về lại Los Angeles. Thời điếm ấy, tôi bắt đầu gặp lại các bạn cũ của mình như Nam Lộc, Lữ Liên, Tùng Giang.
Ban đầu, tôi chỉ định ghé Los Angeles chơi vài ngày thôi nhưng mấy ông ấy rủ ở lại đây chơi vì vui lắm. Ông Nam Lộc mướn cho tôi một căn hộ để tôi ở. Tôi dọn vào đó đúng Noel năm 1975.
Đó là một căn hộ rất nhỏ, không giường, không bếp, không tủ lạnh, không có gì hết. Mà khi ấy lại đúng Noel, không ai đi làm nên tôi không biết xoay xở sao. Tôi chạy ra đường mua đồ ăn, nước cam cho con, nhưng không có tủ lạnh nên phải để hết ngoài trời.
Cả căn hộ chỉ có một cái nệm cũ dơ ơi là dơ, ba mẹ con tôi phải nằm trên đó. Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Khổ sở là vậy nhưng tôi chẳng buồn cũng chẳng vui, chẳng nghĩ gì hết. Đầu óc tôi lúc đó tê liệt rồi.
Ở được mấy hôm thì ông Lữ Liên, ông Ngọc Bích chở lại cho tôi vài cái bàn ghế. Mấy ông ấy nói người Mỹ họ bỏ đi nên lấy về cho tôi dùng.
Tôi cũng bắt đầu đi kiếm, đi xin những đồ người ta bỏ lại như bếp, rồi kêu người đến lắp gas, lắp điện.
Câu chuyện của tôi bắt đầu từ 6 đôi đũa, 6 cái bát từ những món đồ người Mỹ bỏ đi
Một hôm, ba mẹ con tôi đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng gõ cửa. Tôi mở cửa ra thì thấy ông Nguyễn Hoàng Đoan (chồng Khánh Ly sau này) tới cùng một cậu. Ngồi được 20 phút thì ông ấy về. Trước khi về, ông ấy có hỏi tôi cần mua gì không.
Tôi chẳng biết mình cần mua gì, chỉ biết bảo: " Anh mua giùm em 6 cái bát, 6 đôi đũa để ăn cơm".
Câu chuyện của tôi và ông Đoan bắt đầu từ 6 đôi đũa, 6 cái bát, từ những món đồ người Mỹ bỏ đi nhưng vẫn dùng được. Tôi rất biết ơn các ông ấy vì đã chở đồ đến cho tôi, giúp đỡ tôi trong cơn hoạn nạn.
Tôi nhớ hết mọi thứ thời gian đó, kể cả tấm đệm dơ bẩn tôi đã từng nằm, tôi cũng phải nhớ.
Sau này, tôi được nằm trên những tấm nệm đẹp hơn, sạch hơn cũng là nhờ tấm nệm cũ rách đó. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè mà tôi có được ngày hôm nay. Những ký ức thời hàn vi đó tôi không thể quên được.
Thời điểm ấy, tôi vẫn thương nhớ người của tôi còn ông Đoan thương nhớ người của ông ấy. Ông Đoan là một người khá nhiều người yêu. Chúng tôi chưa nghĩ gì tới chuyện đến với nhau.
Một thời gian sau, tôi tính đến chuyện quay trở lại với ca hát. Tôi nghĩ mình phải làm để tiếp tục con đường của mình.
Tôi muốn làm một cuốn băng cát xét nhưng tiền thì không có. Ông Đoan thấy vậy mới cho tôi mượn 2000 đô la. Số tiền đó với tôi khi ấy lớn lắm, tôi cảm kích vô cùng.
Chỉ mất một ngày, tôi đã thu xong cuốn Khi tôi về. Nhạc sĩ Trung Nghĩa là người đàn cho tôi lúc đó, đàn đến muốn gãy tay, cứng hết ngón tay lại. Tôi thấy thế mới gọi Trung Nghĩa là "người nhạc sĩ với một ngón tay vàng".
Cuốn băng đó, tôi phải thu ngay trong nhà vì chẳng biết phòng thu nào để tới thu. Chúng tôi phải tự thu rồi tự làm băng hết và bán với giá 5 đồng một cuốn. Đó cũng là cuốn băng đầu tiên tại hải ngoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét