LCS - Sự tan rã của Rush Hour LCS
Xạ thủ nổi tiếng nhất và cũng là tuyển thủ tai tiếng nhất khu vực Bắc Mỹ - Yiliang "Doublelift" Peng luôn là tâm điểm cho mọi drama. Tuy nhiên, nếu phải nhắc đến đội tuyển mà dấu ấn của anh để lại lớn nhất chắc chỉ có duy nhất Counter Logic Gaming. Cũng chính nơi đây đã sản sinh ra bộ đôi đường dưới huyền thoại của LCS Bắc Mỹ mà tới giờ nhiều người vẫn còn muốn nhắc tên, Rush Hour LCS - Doublelift và Aphroomoo.
Không đơn giản chỉ là một bộ đôi đường dưới LMHT, họ là Rush Hour của LCS!
Doublelift thi đấu tại Counter Logic Gaming (CLG) trong vòng 4 năm với 3 năm thi đấu cùng Aphroomoo và họ đã làm mưa làm gió tại giải đấu LCS trong suốt thời gian này. CLG dù sở hữu botlane mạnh nhưng họ chỉ có đúng một lần vô địch LCS vào mùa hè năm 2015. Qua đó cũng là lần đầu tiên Doublelift đặt chân đến CKTG sau nhiều năm được Riot Games mời đến bàn phân tích.
Tuy nhiên, đây có lẽ cũng là bước ngoặt trong sự nghiệp của anh khi Doublelift là biểu tượng của sự trung thành với CLG phải ra đi vì chính câu nói của người đồng đội anh tôn trọng nhất. "Chọn đi, tôi hoặc Doublelift, tôi sẽ không thi đấu cùng anh ta trong năm tới đâu", Zaqueri "Aphroomoo" Black nói.
Doublelift gia nhập TSM với hình ảnh vứt áo đấu CLG vào thùng rác gây phẫn nộ một thời.
Ngay lập tức, Doublelift đáp ứng lời kêu gọi của Reginald bấy lâu (chủ sở hữu Team Solomid), anh trở thành đồng đội của đường giữa số 1 Bắc Mỹ, Søren "Bjergsen" Bjerg và càn quét giải đấu LCS trong 2 năm 2016 và 2017. Khác với những gì ở CLG, TSM mang Doublelift tới CKTG cả 2 lần trong vòng 2 năm gắn bó cùng 2 chức vô địch LCS mùa Hè.
Tuy nhiên, thành công của Doublelift với TSM không có Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nghĩa là CLG sẽ trở nên thảm hại. CLG tìm ra mảnh ghép hoàn hảo thay cho vị trí của Doublelift là xạ thủ trẻ Stixxay. Aphroomoo cùng những người đồng đội cũng có một năm 2016 thành công khi họ giành vị trí á quân tại MSI năm đó. Nó còn thêm phần ngọt ngào khi chính Aphroomoo là người đánh bại Doublelift tại chung kết LCS mùa Xuân 2016 để giành vé tới MSI.
Nếu như đối thủ không phải là SKT, có lẽ CLG đã giành chức vô địch MSI 2016.
Nói đi cũng phải cũng nói lại, sự ra đi của Doublelift có thể coi là giao dịch win-win cho cả CLG lúc bấy giờ cũng như Doublelift. Doublelift là công thần của CLG không có nghĩa anh có quyền chỉ trích những thành viên còn lại. Aphroomoo đã có động thái vô cùng đúng đắn với vị trí đội trưởng dù nó có chút làm chạnh lòng cộng sự. Đôi khi, sự trung thành vẫn là chưa đủ.
LEC - Rekkles: Đi để trở về
Đầu tàu của Fnatic, xạ thủ Martin "Rekkles" Lasson là một trong số những xạ thủ hàng đầu mà Châu Âu sản sinh. Fnatic là bệ phóng, nơi cho anh vô vàn danh hiệu và cũng là nơi sẵn sàng chào đón anh như một đứa con lầm lỡ trở về nhà.
Đội hình huyền thoại của Fnatic vào năm 2013.
Gia nhập và trưởng thành tại lò đào tạo của Fnatic, Rekkles gia nhập cùng những tuyển thủ huyền thoại đã vô địch CKTG mùa 1 như Xpeke hay Cyanide và những tuyển thủ chất lượng khác như sOAZ hay YellowStar. Tất cả tạo nên line-up Fnatic hủy diệt với lối đánh đầy sáng tạo và hoa mỹ.
Tuy nhiên, biến cố bắt đầu khi Fnatic thất bại bạc nhược trước Alliance trong trận chung kết LCS Châu Âu mùa Hè năm 2014 (tên cũ của giải đấu LEC). Tiếp tục, Fnatic có CKTG 2014 đáng quên khi họ bị loại ngay từ vòng bảng với vỏn vẹn 2 trận thắng.
Ngay lập tức, Rekkles gia nhập Alliance của Froggen, đội đã đánh bại họ ở trận chung kết LCS Châu Âu mùa trước với quyết tâm chinh phục đỉnh cao dù Fnatic đang sở hữu đội hình vô cùng ổn định.
Rekkles gia nhập Elements (Alliance đổi tên) nhưng chỉ trong nửa năm ít ỏi.
Vinh quang thì chẳng thấy đâu, Elements tuy sở hữu nhiều cái tên sừng sỏ nhưng nhanh chóng thất bại khi xếp thứ 7 tại LCS Châu Âu mùa Xuân 2015 trong khi Fnatic bay cao trên bảng xếp hạng với đội hình mới gồm nhiều tuyển thủ trẻ chất lượng như bộ đội người Hàn, thực tập sinh của SKT Huni - Reignover, đường giữa Febiven và xạ thủ trẻ Steelback.
Ngay khi giải mùa xuân vừa khép lại, Fnatic thông báo sự trở về Rekkles khiến tất cả fan của họ ngỡ ngàng.
Rekkles quay trở về Fnatic sau nửa năm lầm lỡ.
Dù phải thú thật Steelback là nguyên nhân chính khiến Fnatic chỉ giành vị trí thứ 2 tại giải mùa Xuân nhưng sự trở về của Rekkles dấy lên làn sóng chỉ trích rất dữ dội về phía xạ thủ trẻ tuổi này.
Họ gọi anh là "kẻ phản bội", "ăn cháo đá bát", hay bất kỳ những từ ngữ thậm tệ nào khác vì cho rằng anh là kẻ "bán bạn cầu vinh". Khẩu hiệu "KeepSteelback" (giữ Steelback lại) được rất nhiều người hâm mộ của Fnatic sử dụng trên khắp các mạng xã hội nhưng Rekkles đã chứng tỏ Fnatic mới chính là nơi anh thuộc về.
Rekkles cùng Huni, Reignover, Febiven và YellowStar càn quét LCS Châu Âu mùa Hè 2015 với tỉ số 18-0 và giành luôn chức vô địch LCS Châu Âu đầu tiên cho bản thân và thẳng tiến tới CKTG 2015.
Sự trở về từ Elements tới Fnatic là lần chuyển nhượng cuối cùng trong sự nghiệp của Rekkles tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh giờ đã không còn những người đàn anh cùng chiến đấu năm xưa và Rekkles chính thức trở thành đầu tàu của Fnatic để dẫn dắt những tài năng trẻ như Caps, Broxah hay Bwipo đến những thành công tiếp theo của đội tuyển. Dù muốn dù không, Rekkles vẫn là biểu tượng bất diệt của Fnatic.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét